Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước

Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng...

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với sữa mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này. Phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước. Họ rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng… Chị Hà, 28 tuổi tâm sự: “Dù có nghe nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng khi thấy bà nội giục cần phải cho bé uống thêm nước, tôi thấy lúng túng, băn khoăn không biết thế nào là đúng”.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau.

Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.


Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.

Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.

Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop trẻ thơ Việt Nam || đồ sơ sinh giá tốt || bình sa em bé

Muốn con khoẻ mạnh, đừng quá... sạch sẽ

Nếu con bạn có nghịch đất, bò lê ra sàn nhà hay chơi với vật nuôi, v.v... thì đừng vội la mắng vì điều này có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé.
Ngày nay, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người ở thành phố luôn có một tiêu chuẩn vàng trong việc nuôi con đó là: phải sạch sẽ tuyệt đối. Và đó cũng là suy nghĩ của hầu hết cha mẹ khi chăm con, họ nghĩ rằng chăm trẻ càng sạch, chúng càng ít bệnh tật.


     Hãy để trẻ bẩn một chút cũng không sao, vì như thế sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

Thế nhưng, việc chăm sóc quá kĩ này có vẻ mang tới nhiều nguy hiểm hơn là lợi ích như mong muốn. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội Y học Mỹ thì những đứa trẻ tiếp xúc bình thường với chó, mèo có nguy cơ mắc dị ứng thấp hơn 50% so với những đứa trẻ luôn bị cách li với những con vật này.

Nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ em lớn lên ở nông thôn, thường xuyên được tiếp xúc với cây cỏ và động vật ít bị bệnh tật và ít dị ứng hơn những trẻ được cha mẹ bảo bọc quá kĩ.

Madhu Berman - người chuyên nghiên cứu về bệnh dị ứng cho biết: "Nếu con bạn có nghịch đất, bò lê ra sàn nhà hay chơi với vật nuôi, v.v... thì đừng vội la mắng vì nó có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé". Tuy nhiên, cha mẹ nên giữ con cẩn thận trước những vi khuẩn không có lợi gây dị ứng cho trẻ như thuốc kháng sinh, chất tẩy rửa, v.v...

Theo như Trung tâm phòng chống bệnh của Mỹ, có đến 55% người Mỹ mắc chứng dị ứng nhẹ. Ở trẻ em, so với thập niên trước, tỉ lệ bé bị dị ứng với thức ăn tăng lên 18%, ngay cả khi cha mẹ chúng đã chú ý bỏ đi những thực phẩm dễ gây dị ứng trong khẩu phần ăn của con mình.

Vì vậy, khi nuôi con đừng quá sạch sẽ và cầu toàn, hãy để trẻ tự do vui chơi và khám phá, "bẩn một chút cũng không vấn đề gì, vì nó giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Và việc tránh không cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như sữa hay trứng cũng không hẳn là tốt vì việc tiếp xúc với những chất gây dị ứng thông thường sẽ khiến trẻ có được khả năng đề kháng tốt hơn trong tương lai", một bác sĩ nhi khoa cho biết.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shopbìnhsữa.vn || shopxeđẩy.vn || nôichobéyêu.vn

Không nên cho con bú sau khi cơ thể vận động mạnh

Ai cũng biết sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhưng không phải lúc nào cho con bú cũng mang lại nguồn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Nếu gặp những trường hợp dưới đây, các bà mẹ không nên cho con bú và tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa nhé!

1. Bị bệnh truyền nhiễm
Khi mắc bệnh truyền nhiễm hay đang trong giai đoạn điều trị, bạn không nên cho con bú để tránh khả năng truyền bệnh cho bé. Nếu bị viêm gan hoặc lao phổi thì tốt nhất không nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Đang uống thuốc trị cảm, sốt
Khi bị cảm, sốt trong thời gian cho con bú, bạn nhất thiết phải uống thuốc điều trị, đồng thời tạm ngưng cho con bú. Đến khi hoàn toàn khỏi bệnh và ngừng uống thuốc, bạn mới cho con bú trở lại.

Lưu ý trong thời gian uống thuốc, dù không cho bé bú nhưng hàng ngày bạn vẫn phải vắt sữa đều đặn, ít nhất 3 lần/ ngày để cơ thể vẫn có phản xạ tiết sữa. Sữa vắt ra cũng không được cho bé bú để tránh các thành phần có trong thuốc điều trị gây ảnh hưởng không tốt cho bé.

3. Mắc bệnh về tim, thận, tiểu đường

Cần hỏi ý kiến bác sỹ điều trị về việc có được nuôi con bằng sữa mẹ hay không khi người mẹ mắc một trong ba căn bệnh trên. Trong trường hợp bình thường, phụ nữ mắc các căn bệnh về tim, thận, tiểu đường vẫn có thể mang thai và cho con bú nhưng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người mẹ để cai sữa sớm cho trẻ.
Không nên cho con bú sau khi cơ thể vận động mạnh 1


4. Viêm tuyến sữa và đầu vú bị nứt nẻ
Nếu bị viêm tuyến sữa và mắc bệnh ngoài da ở đầu vú, đầu vú bị nứt nẻ, người mẹ tạm thời ngừng cho con bú và tìm biện pháp trị bệnh dứt điểm, tránh việc bệnh tình phát triển nặng hơn. Trong thời gian trị bệnh có thể vắt sữa ra và đút cho trẻ uống như bình thường.

5. Tiếp xúc với hóa chất độc hại

Thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào sữa mẹ, khiến trẻ bị ngộ độc. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, các bà mẹ không được tiếp xúc với các hóa chất độc hại và tránh xa môi trường bị ô nhiễm. Nếu chẳng may tiếp xúc với hóa chất độc hại thì nên ngừng cho con bú và đi kiểm tra sức khỏe.

6. Sau khi cơ thể vận động mạnh
Ở trạng thái vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lac-tic. Loại axit này bảo lưu trong máu và khiến sữa mẹ bị biến vị, trẻ không thích bú.

Qua các kiểm tra và nghiên cứu thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cường độ vận động trung bình trở lên đã có thể sinh ra axit lac-tic. Vì vậy, các bà mẹ chỉ nên vận động một cách nhẹ nhàng và sau khi vận động cần nghỉ ngơi một lúc mới được cho con bú.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop trẻthơViệt Nam || shop trẻthơ HCM || shop trẻthơ HN
  

Cho con bú có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Theo nghiên cứu mới đây, việc cho con bú có thể giúp người phụ nữ giảm nguy cơ mắc chứng ung thư vú khó chữa.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia phát hiện rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ phát triển của triệu chứng ung thư vú có thụ thể với estrogen và progesteron âm tính.

Những loại khối u này chứa đựng các tế bào không có protein trên bề mặt liên kết với các hormone estrogen hoặc progesteron. Điều này có nghĩa là những bệnh nhân mang khối u nói trên không thể được chữa trị bằng các liệu pháp dựa trên cơ sở hormone thông thường.

Khi phát hiện ra một số yếu tố có khả năng biến đổi trong triệu chứng ung thư vú âm tính với estrogen và progesteron, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: Những phụ nữ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao thì nên cho con bú.

Theo dự kiến, nghiên cứu này sẽ được trình bày tại Hội nghị Phòng chống ung thư thường niên của Hiệp hội nghiên cứu ung thư AACR ở Anaheim (California, Mỹ).

Trong một thông cáo báo chí của AACR, đồng tác giả của dự án trên – tiến sĩ Meghan Work thuộc khoa Dịch tễ học của Trường Y tế công cộng Mailman Columbia (New York, Mỹ) cho biết: “Chúng tôi nhận thấy mối nguy cơ tăng cao của chứng bệnh này tồn tại ở những phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ. Còn ở những người mẹ cho con bú, mối nguy cơ này không có dấu hiệu phát triển”.

Tuy nhiên, một chuyên gia nhận định rằng những phát hiện này cần được truyền tải một cách thận trọng. Tiến sĩ Alyssa Gillego (khoa phẫu thuật ung thư vú tại Trung tâm điều trị ung thư Beth Israel, New York) nhấn mạnh: “Đây chỉ là một nghiên cứu mang tính quan sát, và chúng ta chưa thể thiết lập được mối liên hệ rõ ràng giữa việc cho con bú và sự suy giảm các triệu chứng nói trên”.

Cho con bú có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú 1
Việc cho con bú giúp người phụ nữ giảm nguy cơ mắc chứng ung thư vú khó chữa.

Nghiên cứu được thực hiện với hơn 4000 đối tượng phụ nữ bị ung thư vú và khoảng 3000 người không mắc chứng bệnh này. Các nhà khoa học đã sử dụng tư liệu từ Hồ sơ các gia đình có bệnh nhân ung thư vú để khảo nghiệm mối liên hệ giữa chứng ung thư vú âm tính với estrogen/progesteron và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ như là: số lượng con cái họ sinh ra, họ có cho con bú hay không, và có dùng thuốc tránh thai hay không.

Nghiên cứu đã tìm ra rằng nếu bạn có từ 3 con trở lên mà không cho con bú thì sẽ dẫn đến việc gia tăng nguy cơ mắc phải chứng bệnh nói trên.

“Phụ nữ có con nhưng không nuôi con bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 1,5 lần so với những người còn lại. Nếu họ cho con bú, nguy cơ mắc bệnh của họ sẽ không hề gia tăng” - Tiến sĩ Meghan còn lưu ý các bà mẹ rằng việc cho con bú không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn được khuyến khích và hỗ trợ thông qua nhiều chính sách y tế.

Dự án trên cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc tránh thai được sản xuất từ sau năm 1975 không liên quan đến nguy cơ gia tăng của chứng bệnh trên.

Tiến sĩ Stephanie Bernik, trưởng khoa Phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Lenox Hill  (New York) giải thích: “Tuyến vú của người phụ nữ được hình thành là để sản sinh ra sữa mẹ để nuôi con. Một khi chưa trải qua lần mang thai đầu tiên, chúng chưa thực sự phát triển toàn diện. Nói một cách lý thuyết thì nếu bị để trong trạng thái chưa hoàn thiện, chúng không phát triển được theo tiêu chuẩn mà tạo hóa đã định sẵn. Và sự thay đổi mục đích của tạo hóa này có thể chính là lý do khiến cho những phụ nữ không cho con bú rơi vào nhóm có nguy cơ ung thư vú cao hơn”.

Bà cũng nói thêm rằng: Mối nguy hại được giảm thiểu do sự tiếp xúc hay sự thu hồi hormone khi người mẹ cho con bú. Chính vì vậy, các nhà khoa học cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nữa để tìm ra nguyên nhân vì sao nuôi con lại là một biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Những kết quả tìm được sẽ đưa nhân loại đến với những phương pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư vú.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop bánđồsơsinh || shop trẻthơViệt Nam || shop trẻthơ HCM

Cai bé bám mẹ không hề khó!

Cảnh bé lẽo đẽo theo mẹ không phải là hiếm gặp, chắc chắn rằng tâm lý bị bám và bám sẽ khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi.
Bám mẹ là đặc điểm tự nhiên của các bé vì mẹ luôn là người gần gũi và chăm sóc bé nhiều nhất. Chính vì thế bé luôn thấy được cảm giác an toàn và hạnh phúc khi được ở bên mẹ mà không phải những người thân khác trong gia đình.

Bám mẹ quá không phải là điều tốt

Bám mẹ là hiện tượng bình thường mà các bé sẽ thể hiện trong quá trình phát triển tâm lý của mình. Nhưng bám ở mức độ thế nào cho hợp lý lại là một bài toán cần giải. 

Nếu như bạn vào nhà vệ sinh bé cũng gào khóc đòi theo thì bạn cần “chỉnh đốn” lại bé. Bởi việc bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này. Bám mẹ một cách quá đáng sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin, khả năng hòa nhập với môi trường không tốt. 

Vậy “chỉnh” bé thế nào? Hãy tham khảo vài lời khuyên dưới đây các mẹ nhé!

Cho con vào quy củ ngay từ nhỏ

Hơn 1 tuổi, bé đã bắt đầu biết mè nheo, gọi mẹ. Lúc này thay vì ôm rịt lấy hoặc chơi cùng con, bạn nên để bé tự biết vui vẻ với món đồ chơi trên tay mình. Bạn có thể nhẹ nhàng rời phòng nhưng đương nhiên vẫn phải quan sát bé. 

Cai bé bám mẹ không hề khó! 1
           Cảnh bé lẽo đẽo theo mẹ không phải là hiếm gặp, chắc chắn rằng tâm lý 
              bị bám và bám sẽ đều khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Khi thấy mẹ biến mất mà bé vội vã luống cuống bò theo thì mẹ không nên chạy vào bế con ngay mà hãy nói vọng vào để bé biết rằng mẹ đang ở gần, như thế bé vẫn biết mình an toàn dù mẹ không ở cạnh. 

Thái độ bình tĩnh khi để bé xa mẹ

Bạn nên giữ thái độ thoải mái, bình tĩnh nhất có thể. Bạn có thể lấy cớ ra chợ, đi làm, nhỏ nhẹ chào con. Bạn cứ thủ thỉ với con rằng đi chợ, đi làm là việc đương nhiên một người mẹ cần làm, một em bé ngoan sẽ để cho mẹ đi làm mà không khóc. Bạn có thể phân tích việc bé ở với ông bà cũng rất vui và ấm áp. 

Có thể, hôm đầu bé sẽ trả lời bạn bằng những đợt khóc nẫu ruột nhưng bạn yên tâm, bạn hãy nghĩ rằng rồi bé sẽ quen. Quan trọng nhất là thái độ của mẹ khi bé khóc, bạn mà quay ra khóc cùng và ôm con thì coi như “phản tác dụng”.

Các bà mẹ nên cứng rắn và hãy mỉm cười với bé để bé có cảm giác an toàn và không lo sợ khi vắng mẹ. 

“Cai” từ từ không vội vàng

Bạn cần cho bé "cai mẹ" từ từ, tránh đột ngột quá khiến cho bé hụt hẫng, thất vọng hay hoảng loạn. Bạn cũng đừng kỳ vọng việc bé sẽ không bám mẹ trong một hai hôm. Việc này cần phải có thời gian và bạn cần cho bé làm quen.

Cả hai mẹ con cùng chấp nhận chuyện mẹ sẽ đi làm, bé sẽ ở nhà với ông bà hoặc người thân khác trong gia đình. Qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ quen với việc này và hơn hết, bé sẽ quen với sự không có mặt của mẹ trong một khoảng thời gian trong ngày. 

Tuyệt đối không “biến mất” bất thình lình

Nhiều bậc phụ huynh áp dụng chiêu thức này để đi làm với suy nghĩ rằng khi bé đang ngủ, đang chơi thì sẽ mất tập trung, không để ý, rồi bé sẽ quên đến sự có mặt của mẹ... Nhưng đây lại là sai lầm. 

Bởi sự "biến mất" bất ngờ này chỉ làm bé lo lắng thêm mà thôi. Bạn cần “quang minh chính đại” chào tạm biệt bé. 

Không kéo dài thời gian chào con

Đây là một vấn đề mà bà mẹ nào cũng mắc phải. Bạn cần nhớ kiên quyết mới giúp bé tự lập, không bám mẹ hơn. Bạn nên chào con một cách nhanh gọn và bước đi trong dứt khoát. Bé khóc bạn cũng nên nhanh chân đi làm, tránh tình trạng bé khóc rồi mẹ khóc theo, ôm con đến hàng tiếng. Làm vậy cả bạn và bé sẽ bị stress thôi. 

Không sợ con khóc

Từ hai tuổi trở đi, bé có thể tự tham gia vui chơi cùng nhóm bạn, vừa là học nói, vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội. Không nên sợ con khóc, lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Hãy để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Hãy tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé. 

Đây cũng là cơ hội để bé mở mang mối quan hệ để "cai mẹ". 

Giữ đúng giao hẹn với bé

Bạn cần tạo sự an tâm cho bé bằng cách giữ lời với bé: khi nào mẹ về để bé yên tâm. Chỉ có như vậy, bé mới tự nguyện và quen dần với sự vắng mặt tạm thời của mẹ.


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop trẻthơViệt Nam || shop trẻthơ HCM || shop trẻthơ HN

Khắc phục vấn đề các mẹ gặp phải khi cho con bú

Nứt núm vú, tắc tuyến sữa, viên vú là những sự cố khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vất vả. Những cách sau có thể giúp các mẹ khắc phục vấn đề mà mình gặp phải.

1. Núm vú bị nứt


Em bé bú thường xuyên trong quá trình cho con ăn khiến núm vú của các mẹ xuất hiện những vết nứt rất đau đớn, nhiều khi chảy cả máu. Đây là một trong những vấn các mẹ hay gặp phải trong quá trình nuôi con.

Để khắc phục vấn đề này, các mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến xuất hiện thương tích trên núm vú để chữa trị, nếu không tình trạng vú có thể xấu đi rất nhiều và các mẹ không thể tiếp tục nuôi con bằng nguồn sữa của mình.

- Khi muốn con ngừng bú, mẹ hãy chèn ở góc miệng con ngón tay của mình để con không kéo núm vú xuống như vậy các mẹ có thể làm dịu da và núm vú không chịu tổn thương.

- Trong quá trình rửa ngực trước khi cho con bú tuyệt đối các mẹ không dùng xà phòng hay bất kì loại nước rửa có hóa chất vì chúng sẽ làm cho vùng da ở quanh núm vú bị loại bỏ chất nhờn bảo vệ sẽ khiến núm vú bị nứt. Các mẹ chỉ cần rửa sạch ngực bằng nước ấm trước khi cho con bú là đủ.
- Khi con thường xuyên bú mẹ cũng khiến núm vú bị nứt, để hạn chế các mẹ có thể dùng dụng cụ vắt sữa ra bình rồi cho con bú mà không cần nhất thiết phải cho con bú trực tiếp.

2. Tắc nghẽn tuyến sữa

Là tình trạng bầu vú của mẹ dày lên, tắc nghẽn bởi sữa không thể thoát ra ngoài khi con bú. Vấn đề này sẽ khiến mẹ sốt vì đau, vùng da xung quanh vú đỏ da do ứ sữa. Tắc nghẽn tuyến sữa xảy ra khi một hoặc nhiều tiểu thùy của vú không tiếp nhận sữa dẫn đến tắc tuyến sữa như tình trạng chai bị nút chặt.

Để chống tắc nghẽn các mẹ có thể áp dụng cách sau:

- Hãy để chính con của mình bú để giúp thông tuyến sữa mà không cần phải lo lắng rằng sữa tắc có thể làm hại đến sức khỏe của bé. Tuy thành phần của sữa trong thời gian bị tắc có hơi khác nhau, nhưng nó vẫn là một thực phẩm hữu ích và an toàn.

- Chọn tư thế của con thích hợp để trẻ bú. Trong thời gian cho con bú không làm trống các phân đoạn khác nhau. Tốt nhất cho con bú sữa trong tư thế mà bầu vú mẹ ở phía trước của cằm và mũi. Lúc này sữa sẽ được con tiếp nhận dễ dàng nhất.

- Khi bị sưng do sữa ứ đọng, các mẹ hãy ăn bắp cải. Sau khi ăn 5-10 phút dùng túi đá lạnh trườm vào xung quanh ngực - lạnh sẽ giúp giảm đau và sưng.

3. Viêm vú
Đây là bệnh nghiêm trọng trong quá trình mẹ cho con bú. Thông thường bệnh viêm vú là hệ quả của quá trình tắc tuyến sữa kéo dài. Viêm vú xảy ra như là kết quả của việc nhiễm trùng qua các vết nứt ở núm vú. Viêm vú sẽ khiến các mẹ đau ngực, nhiệt độ tăng, xuất hiện các điểm màu đỏ - triệu chứng đặc trưng.

Thật không may, với bệnh viêm vú các mẹ sẽ không thể đơn giản đối phó một mình. Nếu viêm vú không được điều trị, nó có thể đi vào giai đoạn tiếp theo - một áp xe. Để điều trị cần có sự giúp đỡ của bác sĩ và có thể các mẹ phải cần đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc cho con bú không nhất thiết phải dừng lại lúc này vì bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để vẫn tương thích khi cho con bú.

Vì vậy khi thấy dấu hiệu của bệnh, các mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu không muốn con mình buộc phải bị cai sữa khi còn quá nhỏ.

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: đồsơsinhtại HN || shop bánđồsơsinh || shop trẻthơViệt Nam

Tâm sự của người mẹ "nghiện" cho con bú

Một đêm, cái kén hồng hào, ấm áp đã biết lăn vào lòng mẹ, hé cái miệng xinh đẹp mà mắt vẫn nhắm nghiền, đớp đớp tìm ti.
Công cuộc giảm cân bất thành

Khi mẹ sinh con, các bà trẻ xinh đẹp khuyên: "Mày có thai lên cân nhiều thế thì đừng cho con bú, ăn kiêng mà giảm cân, không thì lại lăn nhanh hơn đi. Cho nó ăn sữa ngoài để giữ dáng cho xinh, như các 'bà' này". 

Mẹ băn khoăn. Nhìn vào gương, thân hình phì nhiêu sau bao ngày tẩm bổ và sự mệt mỏi sau cơn vượt cạn khó khăn làm mẹ càng chán nản. Sự ích kỷ trong mẹ nhen lên, mẹ không muốn cho con ti để bắt đầu giảm cân, mẹ thèm muốn trở lại như trước để có thể diện được những bộ cánh thời trang, để lại được khen là xinh đẹp. 

Nhưng ý nghĩ đó bị bà nội dập tắt ngay bằng thực đơn 3 bữa cháo chân giò chưa kể bữa chính. “ Ăn thế mới đủ sữa cho con bú” - bà dặn. Mẹ ngậm ngùi nghe theo mà trong lòng dấy lên phản kháng, nhưng vô hiệu. 

Ăn cháo chân giò nhiều sữa thật, cứ ăn được vài thìa cháo nóng là mẹ đã thấy sữa về nhoi nhói hai bầu ngực. Con được bú no nê, tăng cân tốt. Trộm vía! Nhưng nỗi ám ảnh về cân nặng vẫn đeo bám mẹ vì nghịch lý là mẹ … tiếp tục lên cân. Cơ thể mẹ ngày càng tròn trịa mặc kệ những lý thuyết khoa học “ cho con bú cũng là một cách giảm cân hiệu quả”, dù mẹ có stress vì sợ béo thì sữa vẫn cứ về nhiều. Mẹ “đau khổ” chấp nhận sự thật và tập quên đi nỗi chán chường. 

Thật tuyệt là một điều quan trọng mẹ đọc đã đúng: “Cho con bú làm khắng khít tình cảm mẫu tử thiêng liêng”. Mẹ nhận ra mẹ yêu con nhiều hơn những thứ phù phiếm, những thứ mà mẹ đã định đánh đổi việc không cho con bú để có được. Càng yêu con, mẹ càng yêu cái việc cho con bú 3 tiếng một ngày.

Xin lỗi con vô cùng vì đã có những lúc mẹ mong bị mất sữa để con thôi bú, đã lén ăn những thứ mà các bà khuyên phải kiêng “kẻo mất sữa thì khổ”, nào dâu ta, lá lốt... Nhìn con bụ bẫm, hồng hào từng ngày, mẹ thầm cảm ơn trời vì sau bao việc làm dại dột của mẹ, con vẫn có đủ sữa bú. Mẹ đã biết trách những bà mẹ Pháp, trong cuốn French children don't throw food mà mẹ định học tập, đã yêu bản thân không cho con bú để giữ gìn bầu ngực.

Thật nực cười vì tạo hóa ban cho các mẹ bầu ngực là dành cho con. Có chăng bầu ngực đẹp chỉ làm thỏa mãn thêm các ông bố và họ chỉ được phép “dùng ké” mà thôi. Và bây giờ, mẹ đã "nghiện" cho con bú.

Tâm sự của người mẹ "nghiện" cho con bú
Dòng sữa này là dành cho con

Nhưng tình yêu dành cho con luôn ngập tràn tim mẹ

Một đêm, cái kén hồng hào, ấm áp đã biết lăn vào lòng mẹ, hé cái miệng xinh đẹp mà mắt vẫn nhắm nghiền, đớp đớp tìm ti. Con ti ngon lành, thỏa mãn, những ngón tay bé xinh đưa lên đùa nghịch trên môi mẹ, khoảnh khắc đó mẹ đã trào nước mắt… Mẹ yêu con biết bao, mẹ muốn dòng sữa này không bao giờ cạn để mẹ con mình mãi được hưởng cái hạnh phúc tuyệt vời đó.

Mẹ nhận ra con là tất cả, là tài sản quý giá nhất, là món quà mẹ muốn được nhận nhất, vì con, mẹ vui vẻ chấp nhận sự “thừa cân kinh niên”. Giờ đây, con xinh đẹp bụ bẫm khiến các bà trẻ ghen tị (họ mải lo cho bản thân nên con cái rất hay ốm) và mẹ rất thích được khen là “chăm con khéo, nuôi con giỏi”. 

Nhưng, con gái yêu, một lần nữa xin lỗi con vì mẹ lại không thể cho con bú đến khi con 1 tuổi rưỡi như mong muốn. Mẹ có em bé. Chiến dịch cai sữa diễn ra sớm hơn mẹ dự định khi con mới 12 tháng. Con xuống ngủ với bà, mẹ nhớ con đến không ngủ được, sữa về căng cứng ti, con khóc vì nhớ ti làm ngực mẹ rỉ sữa.

Mẹ khóc, mẹ cắn răng vắt sữa bỏ đi. Mấy ngày liền như thế, con vẫn chưa quên, vẫn gào mẹ hằng đêm. Xót con, mẹ lén bà cho con bú. Được mấy lần thì bà phát hiện ra, mắng mẹ vì cho con “bú sữa em”, không tốt cho con lẫn em bé. Thương và nhớ con vô cùng nhưng mẹ vẫn phải quyết tâm.

Cuối cùng con cũng cai được và chịu uống sữa bột. Phần mẹ, mẹ nhớ vô cùng cảm giác được cho con bú, mẹ bâng khuâng mỗi lần ôm con vào lòng mà con lờ đi, không vạch áo mẹ lên nữa, mẹ lại ứa nước mắt. 

Mẹ thầm hứa sẽ chăm sóc con thật tốt vì con gái thiệt thòi sớm làm chị khi vẫn còn cần mẹ biết bao. Còn em bé, mẹ đã lên kế hoạch cho em bú đến 2 tuổi rồi, mẹ yêu cái cảm giác đó vô cùng.

Mẹ yêu các con của mẹ ! 


Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: đồsơsinhgiátốt || đồsơsinhtại HN || shop bánđồsơsinh

Hộp trữ sữa Spectra BPA free (5 bình)





     

  • Hộp trữ sữa Spectra BPA free (5 bình) được bán tại website http://www.shoptretho.com.vn

  • Sau đây là một số thông tin chi tiết về sản phẩm Hộp trữ sữa Spectra BPA free (5 bình).

  • Được làm từ polypropylene 100%.
  • Không chứa Bisphenol-A.
  • Dễ dàng làm sạch và khử trùng.
  • Thiết kế để lưu trữ sữa trong tủ lạnh và tủ đông.

Giã đông
1. Đặt sữa đông lạnh trong tủ lạnh vài giờ trước khi sử dụng.
2. Trước khi cho ăn, giữ chai sữa trong nước ấm cho đến khi sữa được nhiệt độ phòng.
3. Lắc sữa thật kỹ trước khi cho bé bú.
Làm sạch & khử trùng 
Tháo từng bộ phận ra và làm sạch trong nước xà phòng nóng. Luôn luôn khử trùng tất cả các bộ phận kỹ sau khi sử dụng. 
Lưu trữ sữa mẹ 
Nhiệt độ phòng: 6 giờ Tủ lạnh: 3 ngày, Tủ đông: 3 tháng. 

Xuất xứ Hàn Quốc.
Trọng lượng: 0.1kg
Nhãn hiệu: Spectra (South Korea)



Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại:  shop trẻ thơ Việt Nam || shop trẻ thơ HCM || shop trẻ thơ HN